Cách xử lý amply, micro bị nhiễm điện

Amply, micro bị nhiễm điện là một trong những tình trạng người dùng dễ gặp phải. Điều này khiến bạn dễ bị giật điện trong quá trình sử dụng. Vậy khi amply, micro bị nhiễm điện thì phải xử lý như thế nào? Hãy cùng A88 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Dấu hiệu khi amply, micro bị nhiễm điện?

Làm thế nào để phát hiện các thiết bị điện tử như micro hay amply đã gặp sự cố bị rò điện, nhiễm điện? Trong quá trình sử dụng, nếu cầm micro hoặc chạm vào amply và cảm thấy bị giật nhẹ, tê tê ở bàn tay, khiến bạn phải nhanh chóng rút tay về theo phản xạ tự nhiên, đó là dấu hiệu các thiết bị đã nhiễm điện.

Sự cố này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng của khách hàng. Bạn không thể cầm micro hoặc điều chỉnh các nút chức năng trên amply theo ý muốn. Nếu tình trạng này kéo dài cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ giật điện nguy hiểm hơn. Vì vậy, bạn cần khắc phục ngay khi phát hiện sự cố.
Dấu hiệu khi amply, micro bị nhiễm điện

2. Cách kiểm tra amply, micro bị nhiễm điện

Ngoài việc cảm nhận được cảm giác nhẹ giật khi cầm micro hoặc tê tay khi chạm vào thân amply, bạn cũng có thể sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem amply hoặc micro có bị nhiễm điện không.
Bạn chạm bút thử điện vào các bộ phận như ốc vặn, cổng kết nối micro có dây, thân amply,… Nếu bút thử điện sáng lên khi tiếp xúc với các phần này, điều này ngụ ý rằng có dòng điện rò rỉ ra bên ngoài các thiết bị đó.
kiểm tra amply, micro bị nhiễm điện

3. Nguyên nhân khiến amply, micro bị nhiễm điện?

Vấn đề micro, amply bị nhiễm điện gây giật có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.  Dưới đây là những lý do phổ biến, thường gặp:
Amply bị rò điện ra ngoài do biến áp
Biến áp là một phần quan trọng của amply. Có vai trò chuyên biệt trong việc chuyển đổi dòng điện thành năng lượng cần thiết để amply hoạt động. Nếu trong quá trình sản xuất, biến áp không được cách điện hoặc bảo vệ cẩn thận. Điều này có thể dẫn đến rò điện ra vỏ amply. Khi tiếp xúc với vỏ sản phẩm, người dùng có thể cảm nhận được cảm giác giật điện.
Lớp sơn tĩnh điện trên bề mặt không đảm bảo
Hầu hết các thiết bị điện tử như amply, loa,… được bao phủ bằng lớp sơn tĩnh điện bên ngoài. Mục đích để ngăn chặn hiện tượng rò điện không mong muốn. Lớp sơn có thể bị trầy xước hoặc chất lượng không đảm bảo (do mua phải hàng kém chất lượng). Điều này cũng có thể dẫn đến nhiễm điện ra bên ngoài.
Micro bị nhiễm điện do tác động từ thiết bị khác 
Trên thị trường hiện nay đang có hai loại micro phổ biến là micro có dây và không dây.  Trong đó, micro có dây thường dễ gặp vấn đề về nhiễm điện hơn micro không dây. Bạn phải chú ý khi kết nối micro với các thiết bị khác trong dàn âm thanh như amply, vang số, mixer,… Micro có thể bị nhiễm điện khi các thiết bị mà nó kết nối xuất hiện tình trạng rò điện.

4. Cách xử lý khi phát hiện amply, micro bị nhiễm điện

Nếu phát hiện các thiết bị điện tử tại nhà gặp sự cố rò rỉ điện, bạn có thể thực hiện các biện pháp xử lý sau:
  • Nếu amply chưa được nối đất, bạn cần tiến hành nối đất cho thiết bị. Đặc biệt, khi mua amply mới, việc nối đất ngay từ đầu sẽ giúp hạn chế nguy cơ giật điện trong quá trình sử dụng sau này.
  • Đi giày để bàn chân không tiếp xúc trực tiếp với nền nhà.
  • Đổi vị trí cắm ổ điện để kiểm tra xem có rò rỉ điện không.
  • Sử dụng loại micro không dây có thể là một giải pháp để giảm thiểu nguy cơ micro bị nhiễm điện.
  • Trong trường hợp nguyên nhân của sự cố là phức tạp hơn (như do biến áp nguồn, do lớp sơn cách điện,…), không nên tự mình xử lý tại nhà. Để đảm bảo an toàn, bạn nên mang sản phẩm đến trung tâm bảo hành của nhãn hiệu để được kiểm tra và xử lý đúng cách.

5. Lưu ý khi sử dụng amply, micro

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm điện trên các thiết bị điện tử, bạn có thể tham khảo các lưu ý sau và áp dụng vào việc sử dụng:
  • Đặt amply, micro và các thiết bị điện tử khác ở những vị trí thoáng đãng, tránh ánh nắng mạnh và phòng có độ ẩm cao.
  • Khi điều chỉnh các nút trên amply, sử dụng micro hoặc tiếp xúc với các thiết bị, hãy giữ tay khô ráo, không để tay ướt.
  • Bảo quản lớp sơn tĩnh điện bên ngoài micro, amply để không lộ phần khung kim loại. Nếu có trầy xước, bạn có thể sơn lại lớp sơn tĩnh điện mới để đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng dép để giảm tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà, giảm nguy cơ giật điện.
  • Chọn mua sản phẩm từ các nhãn hiệu uy tín. Tránh mua hàng kém chất lượng vì có thể không đảm bảo khả năng cách điện.

XEM THÊM: Micro không dây bị mất sóng? Cách khắc phục như thế nào?

Bài viết trên đã cho ta thấy được lý do mà amply và micro lại bị nhiễm điện cũng như cách khắc phục vấn đề đó. Hy vọng nhưng thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn. Nếu có thắc mắc gì, bạn hãy để lại bình luận ở bên dưới hoặc liên hệ qua hotline 0865 610 620 .

Thiết Bị Âm Thanh A88

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *