Kinh doanh karaoke và những quy định cần biết

Kinh doanh karaoke là ngành nghề rất phát triển hiện nay. Nó mang lại lợi nhuận cao và phục vụ cho nhu cầu giải trí cho mọi người. Tuy nhiên, không phải ai khi kinh doanh ngành dịch vụ karaoke cũng đều thuận lợi. Để có thể thanh công được trong lĩnh vực này, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu những quy định của pháp luật về việc kinh doanh karaoke.

điều kiện kinh doanh karaoke

1. Kinh doanh karaoke là gì?

Kinh doanh karaoke là là dịch vụ cung cấp âm thanh, ánh sáng, nhạc, lời bài hát và hình ảnh thể hiện trên màn hình (hoặc hình thức tương tự) phục vụ cho hoạt động ca hát tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Kinh doanh quán Karaoke là một loại hình dịch vụ tiềm năng hiện nay. Karaoke đáp ứng được nhu cầu giải trí của phần lớn giới trẻ. Đặc biệt, lĩnh vực này cũng mang lại lợi nhuận khá cao cho đầu tư cá nhân và hộ gia đình. Do đó, không ít người đã chọn đây là con đường kinh doanh cho riêng mình.

Đối ngành kinh doanh dịch vụ, ngoài vấn đề về mặt bằng và tài chính thì vấn đề pháp lý là một yếu tố quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp sự thành công của chủ cơ sở. Đây là vấn đề khó mà nhiều người hay gặp phải.

2. Cở sở pháp lý về quy định kinh doanh karaoke

  • Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Nghị định 103/2009/NĐ-CP ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.
  • Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
  • Luật đầu tư 2014 quy định kinh doanh dịch vụ karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
  • Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Để đưa quán karaoke vào hoạt động, trước hết bạn phải xem xét kỹ và phải đảm bảo đạt đủ các điều kiện kinh doanh, xin giấy phép kinh doanh cũng như tuân thủ các quy định về mở karaoke

3. Điều kiện kinh doanh quán karaoke

3.1. Điều kiện thứ nhất: Thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh

  • Để hoạt động kinh doanh karaoke hợp pháp, trước hết cá nhân tổ chức phải tiến hành đăng kí doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Sau đó làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke.
  • Đối với đăng kí kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh thì đăng kí tại một địa điểm. Sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Nếu hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng kí thành lập doanh nghiệp.

3.2. Điều kiện thứ hai: Điều kiện kinh doanh karaoke:

  • Phòng karaoke phải có diện tích sử dụng từ 20m² trở lên, không kể công trình phụ. Đảm bảo điều kiện về cách âm, phòng chống cháy nổ. Đảm bảo hoạt động kinh doanh được thoải mái, thuận tiện cho khách hàng, không gây cảm giác chật chội.
  • Cửa phòng karaoke phải là cửa kính không màu, bên ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ bên trong phòng. Nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang. Diện tích khung cửa không quá 15% diện tích cửa.
  • Đảm bảo cho việc quản lý của chủ quán, cũng như việc kiểm tra của các cơ quan chức năng.
  • Không được đặt khóa chốt cửa bên trong. Không đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
  • Khoảng cách từ 200m trở lên từ cửa phòng đến cổng trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng,…
Khoảng cách đó chỉ áp dụng trong các trường hợp trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử – văn hóa, cơ quan hành chính nhà nước có trước, chủ địa điểm kinh doanh đăng ký kinh doanh hoặc đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sau.
  • Để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến hoạt động văn hóa xã hội, giáo dục tại nơi xung quanh khu vực quán.
  • Phù hợp với quy hoạch về karaoke được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  • Âm thanh vang ra ngoài phòng karaoke không vượt quá quy định tiêu chuẩn của Nhà nước
  • Cơ sở karaoke có nhiều phòng thì phải đánh số thứ tự hoặc đặt tên cho từng phòng.
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke phải riêng biệt với khu vực kinh doanh. Không được để cho khách vào hát karaoke tại nơi dành cho nhân viên thuộc cơ sở mình.
  • Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke dù không thu riêng tiền dịch vụ karaoke mà chỉ thu tiền ăn, uống hoặc dịch vụ khác tại phòng hát cũng phải có đủ điều kiện kinh doanh karaoke và phải được cấp giấy phép.

3.3. Điều kiện thứ ba: Điều kiện thời gian hoạt động của quán karaoke:

  • Theo quy định thì quán karaoke không được mở cửa sau 12 giờ đêm. Nếu mở cửa quá 12 giờ đêm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 điều 19 Nghị định 158/2013/NĐ-CP. Theo đó, chủ cơ sở kinh doanh quán karaoke sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu mở cửa quá giờ cho phép.
  •  Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke bao gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke, bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Ngoài ra, thì cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ karaoke cần đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự. Phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự bao gồm các hồ sơ giấy tờ sau: Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản (giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh), văn bản báo cáo về đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, bản khai lý lịch của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.
  • Cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp, điều chính và thu hồi giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke.

 

4. Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ

4.1. Biên bản chứng minh đủ điều kiện an ninh, trật tự của nhà nước:

Trước khi xin cấp giấy phép kinh doanh, bạn cần có trong tay biên bản chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự của nhà nước. Hồ sơ xin cấp giấy bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
  • Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

4.2. Biên bản khác:

Tuy nhiên, nếu giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và giấy đăng ký kinh doanh không bao gồm dịch vụ karaoke thì bạn cần phải bổ sung thêm các giấy tờ sau:

  • Văn bản báo cáo về bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
  • Bản khai lý lịch kèm theo
  • Phiếu lý lịch của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự ở cơ sở kinh doanh. Nếu là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phải có bản khai nhân sự, bản sao hợp lệ hộ chiếu, thẻ cư trú .

giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Bộ hồ sơ này bạn cần nộp lên phòng cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội để được giải quyết 

5. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ karaoke

Sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ sau đây:

  • Đơn đề nghị chính quyền cấp giấy phép kinh doanh quán karaoke
  • Đơn đề nghị (có xác nhận của địa phương) của các hộ liền kề đồng ý cho hoạt động kinh doanh quán
  • Bản cam kết tuân thủ quy định kinh doanh, điều kiện kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
  • Biên bản xác nhận phòng hát đã đạt tiêu chuẩn của phòng văn hóa và thông tin huyện.
  • Sơ đồ phòng hát
  • Sơ yếu lý lịch của chủ hộ kinh doanh

Trên đây là những chia sẻ về quy định để kinh doanh quán karaoke theo pháp luật. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn kinh doanh quán karaoke đạt hiệu quả tốt nhất.

Thiết Bị Âm Thanh A88

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *