Loa kiểm âm là gì? Sự khác biệt giữa loa thường và loa kiểm âm

Loa kiểm âm là gì? Vì sao loa kiểm âm lại được sử dụng phổ biến trong các phòng thu âm chuyên nghiệp hiện nay? Hãy cùng A88 tìm hiểu những thông tin tổng quát về loa kiểm âm qua bài viết dưới đây nhé!

Loa kiểm âm là gì? Công dụng và tiêu chí chọn loa

1.Loa kiểm âm là gì? Vì sao bạn nên sử dụng loa kiểm âm?

Loa kiểm âm là gì?

Loa kiểm âm còn có tên gọi khác là loa Monitor. Là một thiết bị được thiết kế để đáp ứng tần số phẳng, cũng như phản hồi tín hiệu âm thanh một cách chuẩn xác và trung thực nhất so với chất lượng âm thanh gốc.

Công dụng của loa kiểm âm:

Loa kiểm âm giống như “đôi tai thứ hai” của những nhà sản xuất nhạc, kỹ thuật phòng thu. Thiết bị giúp họ kiểm tra chất lượng của các bản mix và chất lượng âm thanh trong phòng thu thực tế. Từ đó đánh giá và điều chỉnh chất lượng âm thanh sao cho phù hợp nhất.

Loa kiểm âm là gì

Vì sao bạn nên sử dụng loa kiểm âm?

Với người mới tập thu âm, có lẽ sẽ mất hàng giờ để tạo ra một mix như ý. Nhưng khi mang đến một nơi khác, âm thanh của bản mix đó lại không ổn. Do điều kiện trong phòng thu và những chiếc loa mà bạn sử dụng cũng không giống nhau. Nếu chiếc loa mà bạn sử dụng tái tạo âm trầm không tốt, nó sẽ bổ sung thêm âm trầm cho bản mix. Khi nghe trên hệ thống âm thanh tốt, bạn sẽ thấy có quá nhiều âm trầm và khó nghe.

Nếu bạn có một cặp loa kiểm âm, mọi thứ trong bản mix của bạn sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Bởi bản chất của loa kiểm âm là có thế nào sẽ thể hiện ra đúng như vậy. Bản mix của bạn đang gặp vấn đề gì đều sẽ được thể hiện một cách rõ ràng. Nhờ vậy, bạn có thể điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp và tốt nhất. Bản mix đó có thể sẽ được nghe tốt ở nhiều hệ thống âm thanh khác nhau.

Vì sao nên sử dụng loa kiểm âm

2. Sự khác biệt giữa loa kiểm âm và loa thường

Sự khác nhau Loa kiểm âm Loa thường
Mục đích sử dụng Thường được sử dụng trong phòng thu để kiểm tra chất lượng âm thanh Sử dụng trong các dàn karaoke, âm thanh hội trường
Thiết kế Bên ngoài là thùng loa (còn gọi là tủ loa) gồm có: bộ phận trình điều khiển tần số cao (tweeter), trình điều khiển tần số thấp (woofer), ống dẫn sóng, cổng âm thanh và bộ khuếch đại. Tùy theo dòng loa mà có cấu tạo khác nhau, cơ bản gồm các bộ phận như driver và mạch phân tần
Âm thanh Phản hồi tất cả âm thanh ở mọi tần số khác nhau một cách chân thực so với bản gốc Nâng cáo chất lượng âm thanh gồm có: âm trầm, âm trung và âm cao.
Bộ khuếch đại Có tích hợp bộ khuếch đại công suất bên trong nên đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho kỹ thuật viên Sử dụng bộ khuếch đại bên ngoài như amply để điều chỉnh loa
Giá thành Khá cao. Dao động từ 1.000.000 VND – 25.000.000 VND Rẻ hơn. Có nhiều mức giá từ vài triệu đến vài trục triệu

sự khác biệt giữa loa thường và loa kiểm âm

3. Những tiêu chí chọn mua loa kiểm âm phù hợp

Lựa chọn công suất loa phù hợp:

Không gian phòng thu càng lớn, thì công suất loa kiểm âm càng lớn. Vì nếu công suất của loa kiểm âm quá nhỏ so với diện tích phòng thu sẽ làm cho người dùng khó kiểm tra được chất lượng âm thanh. Còn nếu công suất quá lớn so với diện tích phòng thu thì sẽ gây ra tình trạng lãng phí tiền bạc đầu tư loa.

Ví dụ: phòng thu có diện tích dưới 18 m2, bạn nên chọn loa kiểm âm có công suất từ 20 – 60W.

Dải tần số đáp ứng:

Thông thường, loa kiểm âm có dải tần số càng rộng thì giá thành sẽ càng cao. Vì thế, bạn hãy nên cân nhắc chọn dải tần số loa phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Chẳng hạn tai người sẽ nghe được âm thanh trong khoảng từ 50Hz đến 20kHz. Khi mua loa kiểm âm, bạn nên ưu tiên loại loa có dải tần số đáp ứng ở trong khoảng này.

Phân biệt loa kiểm âm 2 chiều và 3 chiều:

  • Loa kiểm âm 2 chiều chỉ có 2 củ loa: loa treble và loa Bass. Trong đó loa Treble phát ra âm thanh có tần số trung cao và cao, loa bass phát âm thanh ở tần số trung thấp và thấp.
  • Loa kiểm âm 3 chiều cũng sẽ có 2 củ loa giống như như loa 2 chiều và bổ sung thêm củ loa trung để phát ra âm thanh ở tần số trung.

Phòng thu có diện tích nhỏ và tại nhà thường chọn loa kiểm âm 2 chiều, trong khi phòng thu chuyên nghiệp với quy mô lớn thì chọn dòng loa kiểm âm 3 chiều. Vì dải tần số của loa 3 chiều sẽ rộng và tốt hơn so với loa 2 chiều.

Phân biệt loa kiểm âm active và loa kiểm âm passive:

  • Loa active: là loại loa tích hợp sẵn Ampli cũng như công suất nguồn, người dùng chỉ cần cắm nguồn vào là sử dụng được.
  • Loa passive: là loa không tích hợp Ampli, mà cần sử dụng ampli rời cũng như trang bị nguồn riêng cho nó.

Vì vậy, loa kiểm âm active được dùng phổ biến so với loa kiểm âm passive.

Phân biệt loa kiểm âm phòng thu và loa âm thanh nổi:

  • Loa âm thanh phòng thu: để kiểm tra chất lượng âm thanh so với bản gốc nên không dùng để tăng cường âm thanh. Hơn nữa, dòng loa này còn được tích hợp trực tiếp bộ khuếch đại công suất trong thùng loa nên hạn chế khả năng bị hỏng trong quá trình hoạt động.
  • Loa âm thanh nổi: dùng để nâng cao mức âm thanh nên cần bộ khuếch đại bên ngoài, có khả năng bị hỏng cao hơn so với loa âm thanh phòng thu.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về loa kiểm âm. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn sẽ có được những hiểu biết nhất định về loa kiểm âm, cũng như chọn được cặp loa kiểm âm phù hợp. Nếu có thắc mắc gì, bạn hãy để lại bình luận ở bên dưới nhé!

Thiết bị âm thanh A88

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *