Chắc hẳn mọi người đã từng nghe đến loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng. Nhưng vẫn không hiểu rõ khái niệm cũng như phân biệt loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng. Vậy, hãy cùng A88 tìm hiểu những thông tin quan trọng về hai loại loa này nhé!
1. Tìm hiểu về loa 2 đường tiếng
Loa 2 đường tiếng là gì?
Loa 2 đường tiếng là một thiết bị được tạo từ hai tín hiệu âm thanh khác nhau đó là âm thanh trầm và âm thanh cao.
Cấu tạo của loa 2 đường tiếng
Loa hai đường tiếng có cấu tạo bao gồm 3 phần: Loa Bass-mid, loa Treble và phân tần.
- Loa Bass-mid có chức năng vừa thực hiện dải âm thanh bass và dải âm thanh mid.
- Loa treble giữ nhiệm vụ thực hiện dải âm cao chính trong hệ thống loa 2 đường tiếng.
- Phân tần làm nhiệm vụ phân chia tần số cho loa Bass-mid và loa Treble.
Ưu và nhược điểm của loa 2 đường tiếng
Ưu điểm:
- Loa sở hữu thiết kế nhỏ gọn, giúp người dùng thuận tiện trong quá trình di chuyển.
- Thiết bị có đường truyền riêng biệt dành cho tần số trung trầm và tần số cao. Tần số truyền tải có tốc độ bằng nhau tạo nên chất lượng âm thanh hay, mượt mà. Âm Bass đủ mạnh cùng âm mid ngọt ngào đến từng chi tiết, Treble chất khá tốt.
- Loa 2 đường tiếng rất thích hợp dùng làm loa nghe nhạc, loa sân khấu, loa hội trường.
Nhược điểm:
- Công suất của loa 2 đường tiếng thường không cao do dải mid của loa 2 đường tiếng rất yếu.
- Loa 2 đường tiếng cho âm Bass không khỏe bằng so với loa 3 đường tiếng, do chưa có loa phụ trách riêng biệt cho dải Bass.
2. Tìm hiểu về loa 3 đường tiếng
Loa 3 đường tiếng là gì?
Loa 3 đường tiếng là loại loa tạo ra 3 lối âm thanh, tương ứng với 3 nấc tần số khác nhau bao gồm tần số cao, trung, thấp.
Cấu tạo của loa 3 đường tiếng
Loa 3 đường tiếng được cấu tạo bơi 4 bộ phận chính:
- Loa Bass: Tạo ra âm thanh có tần số thấp.
- Loa Mid: Tạo ra âm có tần số mức trung bình như giọng nói của con người.
- Loa Treble: Tạo ra âm thanh có tần số cao.
- Phân tần: Có 2 tần số cắt giữa 3 loa (loa Bass, loa Mid, loa Treble) là 900Hz và 5000Hz.
Ưu và nhược điểm của loa 3 đường tiếng:
Ưu điểm:
- Loa 3 đường tiếng là loại loa cho âm thanh tốt nhất trong số các loại thiết bị tái tạo âm thanh.
- Loa có trình điều khiển các âm trầm, trung, cao riêng biệt nên cho âm thanh có độ chính xác rất cao, sống động, và chân thực cho từng bài nhạc.
Nhược điểm:
- Loa 3 đường tiếng có giá thành cao hơn loa 2 đường tiếng.
- Vì có sự kết hợp của 3 loa nên loa 3 đường tiếng có kích thước tương đối to, sẽ gây khó khăn trong quá trình di chuyển.
3. Phân biệt loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng:
Giống nhau:
Loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng đều có chức năng phát âm thanh. Thiết kế kiểu dáng của loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng khá giống nhau nên người dùng khó phân biệt được hai loại loa này.
Khác nhau:
Tiêu chí | Loa 2 đường tiếng | Loa 3 đường tiếng |
Kích thước | Vừa phải, phù hợp với nhiều không gian. | Lớn hơn so với loa 2 đường tiếng vì loa chứa 3 loa. |
Phân tần | Chỉ có duy nhất một tần số cắt 3600 Hz. | Tần số cắt lần lượt là 900Hz và 5000 Hz. |
Nhu cầu sử dụng | Phù hợp trong hộ gia đình hát karaoke, nghe nhạc. | Dùng trong những phòng hát karaoke. |
Loa con | Gồm 2 loa con: Loa bass-mid, loa treble. | Gồm 3 loa con: Loa bass, loa mid, loa treble. |
4. Nên chọn mua loa 2 đường tiếng hay loa 3 đường tiếng:
Loa 2 đường tiếng có giá thành rẻ hơn so với dòng loa 3 đường tiếng. Thường được dùng nhiều trong các hộ gia đình để hát karaoke hay nghe nhạc.
Dòng loa 3 đường tiếng có giá cao hơn loa 2 đường tiếng nhưng chất lượng âm thanh chắc chắn sẽ tốt hơn. Phù hợp cho những phòng nghe nhạc, phòng karaoke hoặc trên sân khấu.
Vì vậy, việc chọn mua loại loa nào còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và sở thích nghe nhạc của bạn”
Hy vọng qua bài viết trên, bạn có thể phân biệt được loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng, cũng như biết được ưu và nhược điểm của từng loại loa. Nếu bạn có thắc mắc gì, vui lòng để lại bình luận ở bên dưới nhé!